Trong xây dựng, thuật ngữ về mác bê tông được rất nhiều người nhắc đến. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ Mác bê tông là gì? Người dùng cần được hiểu rõ khái niệm này để nhận biết được trong công tác thi công như thế nào là hợp lý.
Mac bê tông là gì? Phân loại mác bê tông tươi

1. Mac bê tông là gì?



Mác bê tông là đơn vị chỉ cường độ chịu nén của những mẫu bê tông hình lập phương có kích thước 15x15x15cm và được bảo trì trong điều kiện tiêu chuẩn suốt 28 ngày. Chúng có đơn vị tính là kg/cm2.

 

2. Phân loại mác bê tông tươi



Hiện nay, thị trường phân loại bê tông dựa vào Mác bê tông. Mác bê tông chính là khả năng chịu nén của bê tông.

Theo tiêu chuẩn xây dựng hiện hành của Việt Nam (TCVN 3105:1993, TCVN 4453:1995), mẫu dùng để đo cường độ là một mẫu bê tông hình lập phương có kích thước 150 mm × 150 mm × 150 mm. Mẫu này được dưỡng hộ trong điều kiện tiêu chuẩn quy định trong TCVN 3105:1993, trong thời gian 28 ngày sau khi bê tông ninh kết. Sau đó được đưa vào máy nén để đo ứng suất nén phá hủy mẫu (qua đó xác định được cường độ chịu nén của bê tông), đơn vị tính bằng MPa (N/mm²) hoặc daN/cm² (kg/cm²).

Bên cạnh đó, theo quy định về kết cấu xây dựng thì bê tông tươi phải chịu được nhiều tác động khác nhau: chịu nén, uốn, kéo, trượt, trong đó chịu nén là ưu thế lớn nhất của bê tông. Do đó, người ta thường lấy cường độ chịu nén là chỉ tiêu đặc trưng để đánh giá chất lượng bê tông, gọi là mác bê tông.

Mác bê tông được phân thành nhiều loại từ  100, 150, 200, 250, 300, 400, 500 và 600. Khi nói rằng mác bê tông 200 chính là nói tới ứng suất nén phá hủy của mẫu bê tông kích thước tiêu chuẩn, được dưỡng hộ trong điều kiện tiêu chuẩn, được nén ở tuổi 28 ngày, đạt 200kG/cm². Còn cường độ chịu nén tính toán của bê tông tươi mác 200 chỉ là 90kG/cm² (được lấy để tính toán thiết kế kết cấu bê tông theo trạng thái giới hạn thứ nhất). Ngày nay với công nghệ phát triển người ta có thể chế tạo bê tông có cường độ rất cao lên đến 1000kg/cm²